Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 12 kết quả

Triển lãm tranh "Phù thế" của họa sỹ Nguyễn Mạnh Đức: Không gian tôn vinh cái đẹp

 Triển lãm tranh

Ngày phát hành 9:46 | 6/12/2022

Lượt nghe: 175

Nhắc tới họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức – biệt danh “Đức nhà sàn”, công chúng nhớ ngay đến những triển lãm độc đáo, từ tên gọi cho tới cách trưng bày. Ông sẵn sàng chi tiền tỷ để tạo ra một không gian mà ở đó công chúng có thể hưởng thụ nghệ thuật một cách tinh tế nhất. Triển lãm “Phù Thế” là một trong số đó... (Làn sóng nghệ thuật 29/11/2022)

"Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian": Sinh ra từ cái đẹp

Ngày phát hành 11:34 | 28/1/2022

Lượt nghe: 1720

Khi nhắc về văn học của người Việt ở hải ngoại, một trong những cái tên không thể bỏ qua là Ocean Vuong. Anh ngay lập tức thu hút sự chú ý của giới chuyên môn và độc giả trên khắp thế giới với tập thơ “Trời đêm những vết thương xuyên thấu”. Tiểu thuyết đầu tay của Ocean Vuong, “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian”, khi vừa phát hành đã lọt vào danh sách bán chạy nhất của tờ New York Times và được dịch sang 12 thứ tiếng. Gần đây, với cầu nối là Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam, cuốn sách cũng đã đến tay độc giả Việt qua phần chuyển ngữ của dịch giả Khánh Nguyên.

"Nàng Kim Chi sáu ngón": Cái đẹp thánh thiện trong lỗi khuyết bẩm sinh

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2015

Lượt nghe: 1495

Chủ yếu khai thác những tình huống đời sống quen thuộc nhưng bằng cách nhìn, cách quan sát tinh tế, tác giả đã làm bật lên những bi-hài rất bất ngờ, đôi lúc là những bi kịch phi lý theo kiểu Kafka và ở truyện ngắn này thì đó là cái ngón tay thứ sáu đầy ma mị của nhân vật chính: Kim Chi. Truyện cuốn hút với kết cấu bất ngờ, đầy tính nhân văn.(Đọc truyện đêm khuya)

"Vì sao tuổi thơ": Bay lên cùng cái đẹp

Ngày phát hành 15:14 | 26/5/2023

Lượt nghe: 971

Vì sao tuổi thơ viết về đề tài người lính-quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu tại chiến trường Campuchia, làm nghĩa vụ quốc tế, truyện không có nhiều chi tiết gay cấn thót tim như các truyện viết về chiến tranh ta từng thấy. Nhà văn Phùng Kim Trọng đã mang tới một âm hưởng mới rất đẹp, tuy chiến tranh nhưng lại rất đỗi lãng mạn nhẹ nhàng. Người chiến sĩ tên Nhân với những giấc chiêm bao về bức điêu khắc tuyệt mỹ trong đền Ăng Co, mơ về những người vũ nữ với thân hình mềm mại và điệu múa uyển chuyển. Anh thoát khỏi hiện thực chiến tranh tàn khốc để mà mơ về cái đẹp vĩnh hằng ở nơi sâu nhất trong tâm tưởng. Người đẹp Stieeng - cô vũ nữ Avin xuất hiện với nhiệm vụ ám sát Nhân, món quà cô gửi tới anh là quả mìn zip cài dưới đế giày. Thế nhưng vẻ đẹp và quá khứ đau thương của Avin lại khiến cho Nhân muốn dập tắt đi những hận thù trong mắt nàng sâu thẳm. Và trong giấc mơ, Nhân và Avin cùng ngồi bên nhau, hai người trong cuộc chiến nói cho nhau nghe về những ước mơ từ thuở thiếu thời. Khi tan mộng hiện thực ùa về, Avi cùng một nhúm tàn quân Pôn Pốt ở ngay trước mắt. Rất nhanh, vì là người chỉ huy Nhân phải hành động để cứu anh và cứu đồng đội. Chỉ một tíc tắc thôi Nhân giật nhẹ quả mìn là cô vũ nữ cùng đám tàn quân sẽ bị quét sạch. Nhưng anh dừng lại, và thầm nghĩ “ta có thể chết đến hai lần chứ ta không thể hủy hoại một vẻ đẹp ngần kia”. Cuối câu chuyện là một cái kết đẹp, anh chiến sĩ siết chặt lấy tay người vũ nữ, giấc mơ anh cùng nàng bay lên cùng vì sao tuổi thơ dường như đã trở thành sự thực. Sau cùng, cái đẹp trong lòng tin, cái đẹp sâu trong tiềm thức tâm hồn của con người đã vượt lên và chiến thắng sự tàn bạo của cuộc chiến; cái đẹp đã gắn kết hai con người hai số phận, cái đẹp hóa giải mọi hận thù. Đúng như điều Nhân tâm niệm: “Chúng ta chiến đấu không phải để gieo rắc hận thù, mà chúng ta chiến đấu để cho điệu múa lời ca của hai dân tộc hòa quyện vào nhau”. (Lời bình của BTV Vũ Hà)

“Cây dâu cô đơn bên sông”: Cái nết đánh chết cái đẹp

“Cây dâu cô đơn bên sông”: Cái nết đánh chết cái đẹp

Ngày phát hành 8:48 | 14/3/2023

Lượt nghe: 380

Từ xa xưa cho tới cuộc sống hiện đại ngày nay, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi đa phần người dân thấy đằng sau các hiện tượng tự nhiên hoặc cây cối, núi non đều có hình ảnh một vị thần nào đó. Trong văn hóa dân gian của người dân, nhiều câu chuyện tâm linh gắn với cây đa cây gạo, cây dâu trong vùng. Truyện ngắn “Cây dâu cô đơn bên sông” của tác giả Trương Tuệ Đăng khiến chúng ta nhớ lại nhiều truyền thuyết, câu chuyện dân gian. Trong chuyến đi thực tế để làm đề tài nghiên cứu phát triển giống dâu tiên xứ Truôi, nhân vật Chất nghe được câu chuyện kì lạ về cây dâu cô đơn. Câu dâu hàng trăm năm tuổi độc đáo, kì lạ và cũng là hi vọng duy nhất để hoàn thành đề tài nghiên cứu của anh. Chất thả thính mồi chài cô gái xấu xí tên là Hiên, con gái ông Hai với mục đích lấy được bí mật của cây dâu quý. Nhưng rồi Chất lại rơi vào cái bẫy của chính mình và trở thành chồng của Hiên. Chất phải nhờ men rượu cây dâu quý mới sống được với người vợ xấu xí của mình. Nhưng cũng như rượu cất lâu ngày mới lên hương, gắn bó một thời gian thì Chất mới thấy được những điểm tốt đẹp của vợ. Cái kết chuyện đan xen nỗi buồn niềm vui khi Hiên qua đời vì băng huyết còn con gái của hai người thoát khỏi lời nguyền bao năm. Truyện ngắn đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa cuộc sống đời thường và câu chuyện dân gian. Lời nguyền của quá khứ cuối cùng cũng được giải nhờ tình cảm của Chất và Hiên. Cuối cùng sau mối tình trăng hoa với cô khách hàng xinh đẹp, Chất mới hiểu Hiên là người vợ gần gũi, thân thiết của mình. “Tốt gỗ hơn tốt nước hơn” “cái nết đánh chết cái đẹp” vẫn giữ nguyên giá trị trong cuộc sống. Ai chả thích vẻ ngoài xinh đẹp, dễ nhìn. Nhưng cái đẹp nên gắn cả ngoại hình và tâm hồn. Theo thời gian Chất mới cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của Hiên. Cái đẹp từ tâm hồn, trái tim lương thiện chính là điều khiến chúng ta gắn kết lâu dài với nhau.

“Trăng sáng vườn dưa”: Tính nhân văn và cái đẹp của con người

“Trăng sáng vườn dưa”: Tính nhân văn và cái đẹp của con người

Ngày phát hành 14:16 | 26/6/2023

Lượt nghe: 884

Cuộc đời con người ta hẳn ai cũng có lúc mắc phải sai lầm, chỉ là sai lầm nhỏ hay to, sửa sai được hay không mà thôi. Lão Điểu-nhân vật chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe, không phải mắc một mà hai sai lầm, song rất may là lão biết đứng dậy và kịp thời làm lại. Lần thứ nhất, lão phải lòng Loan-người đã có một đời chồng và một đứa con, dẫn đến việc phản bội đồng đội, xóm làng, quê hương làm tay sai cho quân Pháp. Lần thứ hai, lão định theo bọn phản động trong nước…Cả hai lần lão đều phải trả giá là mất đi hai ngôi nhà to. Nhưng cái mất lớn hơn đối với lão không phải là giá trị vật chất mà là lòng tin. Lần thứ nhất là của anh em đồng đội, bà con hàng xóm láng giềng, lần thứ hai là của các con…Nhưng cái hay, cái giá trị của tác phẩm và nó cũng thể hiện bản lĩnh của lão Điểu là lão biết đứng dậy một cách tự tin và kiêu hãnh, quyết tâm làm lại cuộc đời. Dẫu không còn nhà để ở, dẫu ba anh con trai xa lánh hắt hủi, thì lão cũng không lấy đó làm buồn phiền, hay một lời ca thán oán trách. Lão lặng lẽ ra ở riêng trong một túp lều lợp rạ ở bìa làng cùng một thuở ruộng để trồng dưa. Ruộng dưa ấy, dưới bàn tay chăm chỉ đào sâu cuốc bẫm của lão, đã cho ra đời những quả dưa “như đàn lợn con béo múp” và ngọt lịm. Những quả dưa đã nuôi sống lão và cho lão niềm vui sống. Với cái nhìn nhân văn giàu lòng vị tha, nhà văn đã không xây dựng nhân vật lão Điểu đi theo hướng bi kịch, dẫn tới kết cục buồn đau. Người đọc người nghe không hề ghét bỏ lão, trái lại còn lo lắng và tỏ ra thương cảm cho cuộc đời gập ghềnh của lão. Hình ảnh cô gái xuất hiện trong túp lều của lão Điểu ở phần cuối truyện mang không khí liêu trai, hiện thực huyền ảo, song chứa nhiều ẩn dụ. Nó là phần tốt đẹp trong con người lão, luôn thường trực trong lão và có dịp thì trỗi dậy. Nó cũng thể hiện khát khao cái đẹp, hướng thiện trong bất cứ con người nào chứ không riêng gì lão Điểu. Vì thế, truyện gây ấn tượng trong lòng người đọc người nghe bởi tính nhân văn và cái đẹp của con người. (Lời bình của BTV Nguyễn Vũ Hà)

Nghệ sĩ Hoàng Ngọc Thạch: Người săn tìm cái đẹp qua ống kính nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Hoàng Ngọc Thạch: Người săn tìm cái đẹp qua ống kính nhiếp ảnh

Ngày phát hành 10:58 | 1/11/2021

Lượt nghe: 460

Được đào tạo chuyên ngành hội họa tại Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội nhưng vì đam mê nên nghệ sĩ Hoàng Ngọc Thạch đã quan tâm theo đuổi nghệ thuật nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Gần 40 tuổi mới dấn thân vào nghiệp ảnh nhưng với tình yêu và cháy hết mình cho nghệ thuật, người nghệ sĩ này đã gặt hái được nhiều thành công trên con đường chinh phục môn nghệ thuật vẽ bằng ánh sáng. Với gần 1000 tác phẩm được triển lãm, hơn 200 giải thưởng nhiếp ảnh ở trong nước và quốc tế, anh đã tạo được dấu ấn và khẳng định vị trí trong làng nhiếp ảnh. (Hành trình Sáng tạo 31/10/2021)

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - Thơ là cái đẹp, mãi mãi như vậy

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - Thơ là cái đẹp, mãi mãi như vậy

Ngày phát hành 9:14 | 7/7/2023

Lượt nghe: 846

Các bạn thân mến! Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18-9-1949 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Trong sự nghiệp của mình bà không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng được công chúng yêu mến với các thi phẩm như “Khoảng trời - hố bom”, “Chuyện cổ nước mình”, “Tin ở bàn tay”, “Bài thơ không năm tháng”…mà bà còn là một phóng viên, biên tập viên giàu nhiệt huyết của tạp chí Sông Hương, tỉnh Thừa- Thiên Huế. Ngày 06/07 vừa qua, bà qua đời ở tuổi 74 để lại nhiều tiếc thương với gia đình, bè bạn và công chúng yêu thơ. “Tiếng thơ” đêm nay xin được tưởng nhớ nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng bài thơ “Khoảng trời - hố bom”:

Quan hệ giữa cái đẹp và cái nết trong ca dao

Quan hệ giữa cái đẹp và cái nết trong ca dao

Ngày phát hành 15:56 | 22/11/2023

Lượt nghe: 999

Thật đáng trân quý là nét đẹp tâm hồn con người không vẩn đục dù bất cứ trong hoàn cảnh nào. Người xưa thường nhắc tới cái nết như một biểu tượng đáng trân trọng nhất của con người, thậm chí “Cái nết đánh chết cái đẹp”, nết người còn được đánh giá vượt lên cả cái đẹp bề ngoài. Và cũng thật hoàn hảo khi vẻ đẹp hình thể lại được hòa quyện cùng vẻ đẹp tâm hồn

Truyện ngắn "Thảo": Cái đẹp trắc trở đa đoan

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 14/10/2015

Lượt nghe: 2548

Thảo không biến đi như một thiên sứ ghé thăm cõi trần. Cô chỉ thuộc về người đàn ông khác, một người cùng cảnh ngộ, có thể sẻ chia với cô chút hạnh phúc nhọc nhằn của cuộc đời thường nhật. Song mãi mãi, Thảo vẫn là đối tượng thẩm mỹ trong những tác phẩm hội họa của Quân, là tình yêu dở dang và đầy khao khát.Nghệ thuật và cuộc sống dẫu gắn bó nhưng không thể hòa làm một, bởi nghệ thuật luôn tìm kiếm lý tưởng, còn cuộc sống lại đặt ra những ngã rẽ bất ngờ. (Đọc truyện đêm khuya 13/10/2015)

Truyện ngắn "Vòng cung ánh sáng": Cái đẹp và sự dấn thân

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2015

Lượt nghe: 2009

Trong chuyến đi thực tế sáng tác ở miền núi phía bắc, chàng họa sĩ đã khiến mọi người lo sốt vó vì bỗng dưng "mất tích" cùng một "sơn nữ".Mọi hiểu nhầm, nghi ngờ về hành vi bí ẩn của họa sĩ chỉ được giải tỏa khi sau đó bức tranh "Thiếu nữ bên đồi sương" hoàn thành.Cô gái trẻ miền sơn cước đã trở thành nguyên mẫu cho một bức tranh tuyệt đẹp.(Đọc truyện đêm khuya 10/10/2015)

Truyện ngắn "Xăm mình": Hành trình kiếm tìm cái đẹp

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2017

Lượt nghe: 6189

Tanazaki Junichiro là một trong những tên tuổi nổi tiếng của văn học hiện đại Nhật Bản. Là người sùng bái phụ nữ, tôn thờ nhan sắc, say sưa trong tính dục, văn chương của Tanazaki cũng mang đậm nét dấu ấn con người ông. Giữa trang văn của Tanazaki, người ta dễ dàng bắt gặp các “ác nữ”, những người đàn bà xinh đẹp, ma mị và tàn nhẫn. Người ta cũng tìm thấy ở đấy những chuyện tình tay ba, tay tư nhiều uẩn khúc. Khác với nhà văn Kawabata – người đi tìm cái đẹp nhẹ nhàng, sâu lắng, giản dị, Tanazaki đi tìm “cái đẹp có vấn đề”, "cái đẹp trong niềm hoan lạc vật chất, trong ẩm thực và trong tính dục". "Xăm mình" là một tác phẩm như vậy. (Đọc truyện đêm khuya 28/8/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30

Trang Văn nghệ Chủ nhật (đang phát)

10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ